Bất kỳ người học nào khi bước vào hành trình ôn luyện để thi IELTS đều thường mắc những sai lầm dưới đây. Nếu như sớm nhận diện được những hạn chế này sẽ phần nào góp phần cho việc học của các bạn có định hướng rõ ràng hơn
Để đi được xa trong hành trình thi IELTS nói riêng và học tiếng Anh nói chung, đặc biệt người mới bắt đầu không thể bỏ qua 2 thứ sau trong kế hoạch học IELTS của mình: Ngữ pháp và Phát âm. Việc học ngữ pháp, phát âm xuất phát từ nền tảng ngay từ bắt đầu học tiếng Anh thế nên nếu năng lực cơ bản vẫn chưa đủ thì cứ tiếp tục học thêm một thời gian nữa.
Bạn ít nhất phải nắm rõ (1) Câu được cấu thành thế nào, (2) Động từ chia ra làm sao, (3) Các dạng từ (danh – động – tính – trạng từ) và chỗ đứng của chúng trong câu.
Bạn không nhất thiết phải thuộc lòng bảng IPA (mặc dù nó rất có lợi), nhưng ít ra phải quen một số âm phổ biến và nói phải có một chút ngữ điệu.
Chỉ cần vững 3 yếu tố nền tảng này, bạn sẽ có khả năng tự học, nghe và đọc hiểu nhiều hơn và nhớ kiến thức mới tốt hơn.
Thay vì bắt đầu ôn luyện với những thứ khô khan, hãy thay đổi bằng những chủ đề bạn yêu thích và tìm hiểu về nó bằng tiếng Anh. Bạn sẽ đỡ cảm thấy nhàm chán hơn rất nhiều.
Trong các phần thi IELTS, Reading & Listening sẽ là 2 kỹ năng mang lại nhiều điểm số cho cả bài thi. Nếu 2 kỹ năng này của bạn chưa ổn, bạn chưa nên đầu tư quá nhiều thời gian viết bài Writing hoặc luyện tập Speaking ngày đêm. Quan trọng, thông qua việc nghe và đọc là cách tốt nhất giúp bạn phát triển những kỹ năng còn lại.
Cần có sự phân bố tỉ trọng cho các kỹ năng để có chiến lược phù hợp hơn.
Có rất nhiều lý thuyết và hướng dẫn số lượng từ vựng mà chúng ta nên học trong 1 ngày ví dụ 100 từ/ tháng, 5 từ/ ngày. Tuy nhiên, mỗi người học sẽ có một nền tảng học ngoại ngữ khác nhau và khả năng ghi nhớ cũng vậy. Vì thế không ít người rơi vào hoàn cảnh: Cứ nghiêm chỉnh học được vài hôm là lại chán, ôn lại từ cũ còn nản chứ đừng nói là nạp thêm từ mới. Và khi không đạt được những target học từ mới bản thân đề ra, bạn lại càng thấy nản hơn.
Cách học từ vựng theo kiểu truyền thống là học từ theo định nghĩa tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh, khiến cho bạn quên từ rất nhanh, vì nó không có sự kết nối và khô khan.
Thay vì HỌC từ, hãy ĐỌC. Hãy đọc về những gì bạn thích trước có thể là sách, báo, tạp chí…, sau đó thử nghiệm với cả những đề tài khó hơn mà bạn chưa thích nhưng vẫn sẵn sàng thử thách. Nếu gặp từ mới thì tra từ. Lúc này, giữa bạn và từ vựng đó đã có một sự “kết nối”, đó là nội dung mà bạn đang đọc. Việc học từ đó trở nên có ý nghĩa vì nó giải quyết một nhu cầu thật của bạn.
Hãy xem tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thống để từ đó có thể tự tin áp dụng vào cuộc sống hàng ngày có thể là nghe một mẫu tin ngắn trên tivi, đọc một đoạn thông tin trên báo.