Đối với các bạn thí sinh thi IELTS thì có lẽ phần thi Speaking là phần thi khó nhằn nhất bởi vì thời gian cho phần thi thì ngắn và đối diện 1-1 với Giám khảo khiến tâm lý sẽ không đủ bình tĩnh như 3 phần thi còn lại sẽ làm cho kết quả thi sẽ không được như mong đợi. Nhận diện những điều cấm kỵ khi thi IELTS Speaking sẽ giúp bạn hạn chế bị trừ điểm
“À, ừm” quá nhiều
Thói quen của đại đa số người Việt là hay dùng những từ đệm trong một cuộc hội thoại nhưng chỉ với tiếng Việt thì sẽ tạo cảm giác gần gũi. Trong tiếng Anh, đặc biệt trong phần thi Speaking của IELTS, Việc dùng ừ, à, ừm trong khi nói sẽ khiến bài nói bị ngắt quãng, mất cảm xúc và dẫn đến nội dung đưa ra cho Giám khảo bị rối đồng thời thể hiện trạng thái tâm lý thiếu tự tin của bạn. Trong khi thi IELTS Speaking đề cao sự tự nhiên của người nói thể hiện việc am hiểu ngôn ngữ của thí sinh.
Giải pháp:
– Việc chỉ ừm, à nên đặt ở những câu đầu, ví dụ “ừm…Let me see” sẽ thể hiện sự tự nhiên trong việc sử dụng ngôn ngữ của bạn.
– Tăng cường việc giao tiếp thường xuyên với người nước ngoài để tăng sự tự tin khi nói tiếng Anh.
Không sử dụng từ nối (linking words)
Linking words thường được sử dụng trong phần thi Writing để bạn có thể làm rõ bố cục các phần của bài viết giúp bài viết của bạn có sự kết nối, trình bày bài viết sẽ trông đẹp hơn tạo thiện cảm cho người chấm bài. Khi thi Speaking thì sẽ khác hoàn toàn do thời gian thi không quá dài, bạn phải vừa sắp xếp ý để trả lời câu hỏi của Giám khảo đồng thời đảm bảo dúng cấu trúc, ngữ pháp nên dường như sẽ bỏ quên Linking words. Dù cho bài nói của bạn chứa nhiều thông tin nhưng lại không có điểm nhấn, không dẫn dắt được Giám khảo đi theo ý của mình cũng phần nào làm điểm thi của bạn bị giảm bớt.
Giải pháp:
Luyện tập thường xuyên kĩ năng sử dụng các từ này, ví dụ các từ như Firstly, Secondly, Lastly, next, moreover, however, but, so, vv… Nội dung thông tin của bạn sẽ được trình bày thật rõ ràng, logic và dễ hiểu.
Lúng túng sử dụng ngôn ngữ hình thể
Ngôn ngữ hình thể cũng là một điểm cộng cho phần thi Speaking bởi vì qua đó mà Giảm khảo có thể thấy bạn thật sự tự tin và nắm chắc những gì bạn đang trình bày với Giám khảo. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá cũng không tốt đặc biệt là tuyệt đối không nên gãi đầu, gãi tai, không nhìn thẳng vào giám khảo là những hành động thường gặp giống với thói quen ậm ừ khi nói. Việc gãi đầu, gãi tai, hay không nhìn thẳng vào người nghe sẽ tạo cảm giác bạn không trung thực, hoặc cực kì thiếu tự tin vào bài nói của mình.
Giải pháp:
Luyện tập trước gương những cử chỉ, điệu bộ và ánh mắt khi nhìn trực diện, đồng thời tự tin những gì bạn đã chuẩn bị cho kỳ thi sẽ góp phần tăng sự tự tin khi thi. Cùng với sự chuẩn bị về mặt tâm lý rằng thi Speaking không cần phải quá thể hiện sự uyên bác trong kiến thức mà quan trọng là bạn biết bạn đang nói gì, đang nói đúng chủ đề như thế nào để tránh lúng túng trong cử chỉ.