Lúc này bạn chỉ mới ở vạch xuất phát với con số 0 tròn trĩnh, vậy tại sao không thử đặt mục tiêu 3.0 hoặc 4.0 cho mình?
Hãy dành ít nhất 2-3 tiếng mỗi ngày để luyện tập đều đặn tầm 3 – 4 tháng. Tất nhiên, giai đoạn này bạn không cần những kiến thức IELTS chuyên sâu, thay vào đó hãy trang bị những kiến thức ngữ pháp và từ vựng cơ bản cũng như học cách phát âm. Đặc biệt là ngữ pháp, vì nó sẽ theo bạn xuyên suốt cả 04 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết.
Bạn có thể tham khảo quyển “Cambridge – Grammar for IELTS” để tránh tình trạng học lan man những điểm ngữ pháp không cần thiết nhé. Bên cạnh đó, bạn nên tập trung vào các điểm ngữ pháp như: thì tiếng Anh, chức năng và vị trí danh từ, động từ, tính từ và trạng từ, giới từ, mệnh đề quan hệ (relative clause), câu bị động (passive voice), các cấu trúc câu so sánh.
Bạn nên có một cuốn sổ ghi chép của riêng mình với những từ cần học và thường xuyên mở ra ôn lại. Một số chủ đề bạn cần lưu ý kỹ là: People, Home, School & Workplace, The World, Leisure, Technology, Social Issues.
Nếu bạn hoàn toàn mất gốc tiếng Anh, chúng tôi khuyên bạn nên học bảng âm tiếng Anh trước. Có 02 quyển sách phù hợp cho bạn là: Pronunciation in use và American Accent Training (nếu bạn thích giọng Anh – Mỹ).
Tuy nhiên, nếu bạn là người đã có một nền tảng tiếng Anh trước đó, thì nên chuyển sang học phát âm kết hợp với việc luyện nghe để tránh cảm giác nhàm chán. Đối với cách này, bạn có thể chọn một số chủ đề trong quyển “Basic IELTS Listening” như:
Sách không chỉ cung cấp và mở rộng vốn từ vựng, mà còn giúp các bạn làm quen với format đề listening của IELTS.
Sau khi hoàn thành bước khởi động, bạn đã tự tin có một kiến thức nền, có thể bắt đầu làm quen với format của IELTS trong giai đoạn này bằng cách giải đề và nên lưu ý một số format thường xuất hiện trong phần IELTS Reading như:
Đối với Reading, bạn sẽ cần làm quen và trau dồi 02 kỹ năng:
Quyển sách giúp các học viên mới làm quen với các dạng bài Listening & Reading trong đề thi IELTS là:
Về IELTS Listening, bạn sẽ bắt gặp các dạng bài như:
Một điều nữa mà bạn cần lưu ý là hầu như các tài liệu nghe trong bài thi IELTS đều là giọng Anh – Anh nên hãy chọn những nguồn thực hành nói giọng Anh – Anh. Nghe và chép xuống những gì bạn nghe được, kiểm tra với bản script. Lặp đi lặp lại điều này cho đến khi bạn có thể viết được 50% bài nghe vào giấy. Cách thực hành này tuy có vất vả nhưng điểm số sẽ là câu trả lời xứng đáng cho những gì bạn đã bỏ ra.
Sau khi thực hành việc nghe và lặp lại và viết xuống theo tài liệu, bạn sẽ thấy kỹ năng phát âm ngữ điệu được cải thiện rõ rệt. Đây là tiền đề để bạn chuyển sang luyện IELTS Speaking.
Trong IELTS Speaking, bạn nên chia thành part 1, part 2, part 3 để dễ dàng thực hành hơn. Bạn nên tìm cho mình một người thầy hay bạn đồng hành trong phần này để kịp thời chữa những lỗi sai cho bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự học IELTS Speaking bằng cách ghi âm lại, nhưng bạn phải đảm bảo mình đã có một nền tảng tiếng Anh tốt.
Ở giai đoạn khởi động, bạn nên bắt đầu với part 1 với các chủ đề phổ biến như:
Phần thi viết IELTS gồm hai phần: task 1 và task 2, các bạn cần nắm rõ yêu cầu đề bài, cũng như cấu trúc làm bài của hai phần này. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bạn nên tập trung làm task 1 với số lượng từ ít nhất 150 để miêu tả và so sánh về một bản đồ cho sẵn. Dưới đây là những dạng biểu đồ thường gặp:
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm thêm quyển sách Collins – Get ready for IELTS Writing để giúp nắm được những phần cơ bản nhất của IELTS Writing nhé.
Có thể bạn quan tâm: luyện thi IELTS Cần Thơ