Không giống như những phần thi khác của IELTS, Speaking là phần thi phải vừa vận dụng kỹ năng và cảm xúc vì phải đối diện trực tiếp với Giảm khảo nên rất dễ bị chi phối nếu thí sinh chưa sẵn sàng cho phần thi. Những kỹ thuật bên dưới sẽ giúp các bạn tự tin ôn luyện và áp dụng ngay khi bước vào phần thi Speaking, đồng thời các bạn sẽ ổn định tâm lý.
Với một chủ đề dễ, có thể bạn sẽ không cần đến những câu hỏi đó. Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn gặp một chủ đề không quen thuộc, các câu hỏi gợi ý đó sẽ là cứu cánh cho bạn để có thể nghĩ ra ý tưởng cho bài nói và không bị lạc đề. Ngoài ra trong quá trình nói, các câu hỏi gợi ý cũng giúp bạn nói đúng thứ tự ý tưởng một cách logic, tránh việc bạn nhớ ý gì thì nói ý đó một cách không trật tự dẫn đến bài nói không được đánh giá cao khi bạn lúng túng.
Mỗi topic dường như đều không quy định bạn phải sử dụng duy nhất 1 thì nên để có thể tạo một bài nói đủ độ sâu và độ dài thì việc tạo mạch thời gian như vậy giúp bạn không những có thể nói đủ thời gian yêu cầu, nói đủ ý mà bài nói của bạn có sự hợp lý, xuyên suốt và hấp dẫn hơn
Ví dụ: When I was a teenager. I had never been to London before, and it was great to share that experience with my school friends. (past) [….]
Today, I’m still impressed by the fact that it is historic but modern and thriving at the same time. It always seems to me to be such a lively, fashionable and cosmopolitan place. (present)
Coming from a relatively small town, the experience made me keen to visit more capital cities in the future. (future)
Sau khi trình bày chủ đề mình sẽ nói (Introduction), bạn có thể sử dụng các từ như “Anyway” hay “anyhow” để chuyển sang diễn giải những trải nghiệm của bạn trong quá khứ liên quan đến chủ đề đã cho. Sau đó, bạn có thể sử dụng các cấu trúc như sau để nói về quá khứ (Past):
Tiếp theo, bạn chuyển sang miêu tả / giải thích chi tiết hơn về topic. Đây là lúc bạn nên cố gắng sử dụng nhiều từ vựng liên quan đến topic nhiều nhất có thể. Bạn có thể sử dụng các câu như “So now let me tell you about X in a little more detail” để chuyển sang phần Description này.
Kế đến là phần Opinion, phần này giúp bạn có thể diễn tả cảm xúc và cảm nhận của mình hoặc có thể so sánh đối tượng trong topic. Bạn có thể sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp trong phần này để ghi điểm. Một số câu có thể sử dụng như:
Cuối cùng, để chuyển sang phần Future, bạn có thể bắt đầu bằng các vế sau:
Và một số các cấu trúc ngữ pháp như:
Những khi các bạn gặp phải một topic khó hoặc đòi hỏi các bạn phải trình bày một cách mới mẻ thì có thể vận dụng mô hình này để tránh ý tưởng của bạn lung tung, không có cấu trúc khiến người nghe không hiểu.
Vì câu hỏi ở part 2 vẫn là những thông tin cá nhân liên quan đến bản thân bạn. Dường như bạn sẽ làm chủ phần này vì chính bạn sẽ là người quyết định tạo dựng một nội dung dành cho riêng bạn để gây ấn tượng với giám khảo và có thể tự thực tập trước tại nhà một cách dễ dàng mà không cần đến quá nhiều sự trợ giúp.
Chú ý ngữ pháp:
Trong part 2, bạn có thời gian để chuẩn bị bài nói cho mình, vì vậy bạn không nên để sai những lỗi ngữ pháp cơ bản để tránh mất điểm như:
Tương tự như ngữ pháp, bạn cũng có thời gian chuẩn bị cho những từ vựng liên quan đến chủ đề được cho, và giám khảo cũng kỳ vọng vào việc bạn sử dụng chúng như thế nào. Vì vậy, khi luyện tập, bạn nên luyện tập theo chủ đề để có thể ghi nhớ các từ ngữ nào dành cho topic nào. Các topic phổ biến như:
Từ vựng theo chủ đề Photography