Tiếng Anh không chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình học tập và công việc mà còn điều kiện tiên quyết để theo đuổi đam mê trong nhiều lĩnh vực. Nhiều phụ huynh đã ý thức được tầm quan trọng này và cho trẻ học tiếng Anh từ sớm. Nhưng làm thế nào để học tiếng Anh cùng con cho hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp Quý phụ huynh nâng cao khả năng học tiếng Anh tại nhà cùng những thiên thần đáng yêu của mình.
Nếu sự tiến bộ của con trẻ chưa đạt được như mong muốn của cha mẹ thì đừng vội buông lời trách mắng. Thay vì thế, cha mẹ hãy động viên, an ủi để con lấy đó làm động lực cố gắng và cùng con tìm hiểu về những ưu, khuyết điểm của bản thân mình để có thể xây dựng cho con một lộ trình học tiếng Anh phù hợp. Nếu sự tiến bộ của con vượt ngoài mong đợi của cha mẹ thì cũng đừng vội đặt ra những mục tiêu quá lớn vì việc này sẽ vô tình tạo nên áp lực về thành tích và tinh thần cho những đứa trẻ vẫn đang “tuổi ăn, tuổi lớn”. Do đó, khen ngợi và cổ vũ một cách vừa đủ mới thật sự cần thiết cho sự phát triển của con sau này.
Đừng nghĩ trẻ em thì “dễ dạy, dễ bảo”, thật ra những đứa trẻ cũng giống như người lớn chúng ta vậy, đều có “cái tôi” riêng, đều mong muốn được lắng nghe và thấu hiểu. Khi học tiếng Anh cũng thế, nếu bé có nói sai thì hãy lắng nghe một cách trọn vẹn rồi đưa ra những lời nhận xét thật nhẹ nhàng, bắt đầu từ những lời khen, ghi nhận những cố gắng rồi mới đến giai đoạn chỉ ra những lỗi sai và góp ý một cách gần gũi nhất có thể.
Ngồi học liên tục trong một khoảng thời gian dài là một hoạt động “quá sức” đối với những đứa trẻ vốn hiếu động và luôn tò mò về mọi thứ xung quanh. Chính vì thế, bên cạnh việc cho con học tập một cách bài bản và nghiêm túc, cha mẹ có thể lồng ghép việc học tiếng Anh thiếu nhi tại các Trung tâm Anh ngữ chuẩn Quốc tế để các bé có một môi trường được tiếp xúc với tiếng Anh liên tục.
Bên cạnh đó, trẻ em rất thích được tặng quà, một chiếc kẹo hay một chút bánh ngọt vừa hay lại có thể trở thành phần thưởng khi trả lời đúng những câu hỏi nhỏ được đặt ra trong những tình huống mà bé gặp phải hàng ngày. Đơn cử như khi con đi học về, cha mẹ có thể dạy con cách chào bằng tiếng Anh, nếu bé trả lời đúng thì có thể thưởng cho bé một viên socola chẳng hạn.
Hiểu được sở thích và thói quen của con là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái nói chung và quá trình dạy tiếng Anh thiếu nhi nói riêng. Biết được con muốn gì, cha mẹ có thể xây dựng khung giờ và phương pháp học phù hợp để khơi gợi niềm cảm hứng, sự sáng tạo và tiềm năng của con.
Con bạn thích hát, hãy dạy cho bé những bài hát đơn giản bằng tiếng Anh. Con bạn thích bóng đá, hãy dạy cho bé những từ vựng về bóng đá, từ đó liên kết với những tình huống, quang cảnh xung quanh liên quan đến bóng đá mà mở rộng vốn từ…
Bên cạnh việc xây dựng phương pháp học trong thời gian dài dựa trên sở thích, thói quen, cha mẹ cũng nên linh hoạt trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ dựa vào tình trạng sức khỏe và tâm trạng của con. Nếu sức khỏe và tâm trạng của bé đều tốt, việc học tập sẽ vô cùng thoải mái và quá trình tiếp thu cũng nhanh hơn. Ngược lại, việc học sẽ trở nên khó khăn và làm giảm đi sự hứng thú của bé đối với tiếng Anh cũng như tất cả mọi thứ xung quanh. Do đó, ưu tiên giải quyết những vấn đề về tâm lý, sức khỏe của con trẻ trước tiên là điều cần thiết.
Hi vọng bài viết này có thể phần nào giúp ích được Quý phụ huynh trong quá trình giúp đỡ con trẻ nâng cao kỹ năng tiếng Anh của mình.
Quý phụ huynh muốn tìm hiểu thêm những khóa học dành cho các bé từ 3 tuổi, 6 tuổi trở lên vui lòng liên hệ Trung tâm Anh ngữ AMA qua địa chỉ sau: