Những năm gần đây nhu cầu của bố mẹ cho con học anh văn ngày càng cao vì thế mà sự xuất hiện của các trung tâm Anh ngữ Cần Thơ ngày càng nhiều. Thế nhưng đã bao giờ bố mẹ đặt câu hỏi rằng khi nào nên cho con học tiếng Anh? Học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ về khả năng tư duy ngôn ngữ và phát triển não bộ. Cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm, trẻ càng dễ tiếp thu và học hỏi. Vì thế, bố mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau của Trung tâm Anh ngữ AMA Cần Thơ để cho bé bắt đầu học tiếng Anh theo từng giai đoạn nhé!
Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể “rèn luyện” kỹ năng nghe một cách vô thức. Do đó, cha mẹ có thể cho con bắt đầu làm quen với tiếng Anh qua những bài hát, những câu chuyện kể hay qua cách trò chuyện cùng bé. Khi trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ cũng có thể đưa ra một số câu hỏi dành cho bé, tất nhiên là cha mẹ tự hỏi và tự trả lời, nhưng các bé có thể phản hồi bằng cách ra hiệu bằng chân tay hay ánh mắt. Đơn cử như hỏi bé “Where’s Mom?”, “Where’s Dad?” và hướng dẫn bé trả lời bằng cách chỉ tay hoặc nghiêng đầu về mẹ hoặc cha.
Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn bé bắt đầu tập nói và phát triển tư duy. Chính vì thế, đây là một thời gian vô cùng tuyệt vời để dạy cho bé cách phát âm ngoại ngữ một cách tự nhiên như người bản xứ. Bên cạnh dạy tiếng Việt cho bé, cha mẹ cũng nên lồng ghép việc dạy tiếng Anh để bé có thể phát triển song song cả hai ngôn ngữ. Cha mẹ đừng sợ việc này quá sức đối với sự phát triển của một đứa trẻ, nếu ví trẻ em như tờ giấy trắng, thì đây chính là giai đoạn mà chúng ta có thể tô vẽ cho tờ giấy trắng ấy nhiều màu sắc hơn.
Ở giai đoạn này, trẻ đã có khả năng ghi nhớ từ vựng cũng như trả lời câu hỏi bằng chính những từ đã học được. Cha mẹ hãy bắt đầu từ những từ vựng đơn giản xung quanh cuộc sống của bé rồi dần dần phát triển lên thành nhiều chủ đề khác nhau. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể giao tiếp với trẻ những câu từ tiếng Anh đơn giản như chào hỏi, đặt những câu hỏi nhỏ cho bé trả lời rồi sau đó nâng dần lên thành những đoạn hội thoại phức tạp hơn cũng như khuyến khích bé đặt câu hỏi để mình trả lời hoặc tự trả lời.
Đây là giai đoạn bé bắt đầu đến trường và làm quen với môi trường giáo dục chuyên nghiệp. Khi đó, việc học tiếng Anh của bé sẽ bị chi phối bởi những hoạt động của nhà trường. Vì thế, cha mẹ phải biết cân bằng giữa việc dạy tiếng Anh tại nhà và chương trình dạy tiếng Anh mầm non, tiếng Anh thiếu nhi. Điều này vừa giúp bé phân bổ thời gian học tập hợp lý vừa giúp bé thích nghi với một bước ngoặt mới của cuộc đời. Do đó, việc cha mẹ cần làm trước tiên là phải nắm rõ lịch học của bé, sau đó xây dựng một chương trình học tiếng Anh mới linh hoạt hơn, chủ động hơn.
Ở giai đoạn này, trẻ đã có khả năng tự học nên cha mẹ chỉ cần nhắc nhở và khuyến khích tinh thần học tập của trẻ là chính. Bên cạnh đó, cha mẹ vẫn có thể học cùng con thông qua những câu hỏi vấn đáp hay những trò chơi nho nhỏ. Chào đón con bằng một cái ôm cùng câu hỏi “How was your day?” hay khích lệ con bằng một chiếc bánh ngọt khi đọc đúng tên những vật dụng trong nhà cũng là những gợi ý không tồi.
Chúng ta có khả năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Việt một cách thành thạo như hiện tại là do từ nhỏ đã tiếp xúc với ngôn ngữ này. Và tiếng Anh cũng là một dạng ngôn ngữ tương tự như thế, chính vì vậy mà việc cho bé tiếp thu ngoại ngữ một cách tự nhiên là vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu đời. Hi vọng bài viết này sẽ góp phần hỗ trợ Quý phụ huynh khi bắt đầu học tiếng Anh cùng thiên thần đáng yêu của mình!